Tuesday, June 19, 2018

So sánh đông trùng hạ thảo nuôi trồng và tự nhiên - Quy trình nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Không còn khép kín, “đặc quyền” như trước, hiện nay kỹ thuật nuôi trồng đông trùng hạ thảo (ĐTHT) bắt đầu được mời chào rộng rãi, hứa hẹn mở ra hướng làm kinh tế mới cho nông dân.

Đông trùng hạ thảo tươi Việt Nam và đông trùng hạ thảo tự nhiên khác nhau như thế nào ?

Theo nghiên cứu khoa học, trong hàm lượng dưỡng chất đông trùng hạ thảo tự nhiên có tới 17 loại axit amin, rất nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, Na, K…) và D – mannitol. Đặc biệt, trong trùng thảo tự nhiên còn có các hoạt chất sinh học như axit cordiceptic, adenosine, cordycepin, hydroxyethyl-adenosin cùng nhóm hoạt chất Hydro-Etyl-Adenosin-Analogs… Các hoạt chất này mang lại giá trị y khoa rất cao. Ngoài ra đông trùng hạ thảo tự nhiên còn có rất đa dạng các loại vitamin quan trọng như vitamin B12, A, C, B2, E, K…
Đông trùng hạ thảo tự nhiên và đông trùng hạ thảo Việt Nam
Còn với đông trùng hạ thảo tươi Việt Nam do sự khác nhau giữa điều kiện nhân tạo và điều kiện tự nhiên nên thành phần dược tính không đầy đủ được như đông trùng hạ thảo tự nhiên. Tuy nhiên đông trùng hạ thảo nhân tạo được nuôi trồng tại Việt Nam vẫn giữ được những hoạt chất quan trọng trong hỗ trợ điều trị bách bệnh như các bệnh ung thư, các bệnh sinh lý ở nam giới, kìm hãm sự phát triển của tế bào khối và điều hòa huyết áp, bảo vệ sức khỏe tim mạch…

Xét về công dụng cho sức khỏe thì đông trùng hạ thảo được nuôi trồng tại Việt Nam không thua kém so với đông trùng hạ thảo tự nhiên. Không những vậy giá bán đông trùng hạ thảo Việt Nam cũng thấp hơn rất nhiều, phù hợp với khả năng chi trả của người dùng. Do đó các sản phẩm đông trùng hạ thảo Việt Nam rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

Quy trình nuôi trồng đông trùng hạ thảo Việt Nam

Đông trùng hạ thảo được sản xuất với nguyên liệu tự nhiên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe như nhộng tằm, gạo lứt, khoai tây, nước dừa và giá đỗ. Với các nguyên liệu này, đông trùng hạ thảo được tiến hành cấy giống và nuôi trồng theo hai phương pháp sau:

Nuôi trồng đông trùng hạ thảo trên thân nhộng tằm

Đây là phương pháp nuôi trồng để cho ra thành phẩm là đông trùng hạ thảo nguyên con. Với phương pháp này, nấm Cordyceps mitaris sẽ được cấy trực tiếp lên thân nhộng tằm còn sống.
Đông trùng hạ thảo trên thân nhộng tằm
Đầu tiên nhộng tằm sẽ được lột khỏi kén và vô trùng các yếu tố vi sinh vật bất lợi rồi đưa vào phòng lạnh để bắt đầu cấy giống. Sau khi cấy giống xong, các con nhộng sẽ được đưa vào phòng ươm sợi tốt từ 7 – 10 ngày. Sau 10 ngày thì chuyển sang phòng chiếu sáng với nhiệt độ từ 18 – 20 độ C và độ ẩm 70 – 85%. Trong thời gian này nấm sẽ bắt đầu kết mạng trong ruột nhộng tằm và tua ra bên ngoài dài 8 – 11cm.

Nuôi trồng đông trùng hạ thảo trên môi trường sinh khối

Môi trường sinh khối là môi trường được tạo nên từ các thành phần gạo lứt, nhộng tằm xay nhuyễn, các loại axit amin và vitamin có từ nguyên liệu tự nhiên giá đỗ, khoai tây, đỗ tương, nước dừa.
Đông trùng hạ thảo sinh khối
Tất cả các nguyên liệu sẽ được mang đi khử trùng rồi cho vào các lọ cơ chất để mang đi hấp thành trùng. Đây là công đoạn quan trọng nhất để tiêu diệt các vi khuẩn và nấm mốc trong môi trường sinh khối đồng thời làm chín dung dịch cơ chất.
Sau 2 tiếng hấp, các lọ cơ chất sẽ được làm nguội trong phòng lạnh và bắt đầu cấy giống. Tương tự phương pháp cấy giống trên thân nhộng tằm, sau khi cấy giống xong các lọ cơ chất sẽ được chuyển vào phòng ươm sợi tối từ 7 – 10 ngày và tiếp tục đưa sang phòng chiếu sáng để nấm kết mạng, tua ra bên ngoài.
Tại phòng nuôi trồng sẽ luôn đảm bảo chiếu sáng từ 12 – 14h/ngày cho đến ngày thu hoạch để tạo ra thành phẩm phát triển đều, màu đẹp. Khoảng 60 – 65 ngày trong phòng chiếu sáng, đông trùng hạ thảo sẽ được thu hoạch.

Theo kết quả phân tích thành phần Cordycepin – hoạt chất quan trọng nhất trong giá trị của đông trùng hạ thảo nuôi trồng đạt trên 3,0mg/g.

Trên đây là quy trình nuôi trồng đông trùng hạ thảo tươi Việt Nam.

No comments:

Post a Comment